NGƯỜI KHÔN VÀ KẺ DẠI

NGƯỜI KHÔN VÀ KẺ DẠI

– Người khôn biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.

– Người khôn đi trễ nhưng sẵn sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Kẻ dại đi rất đúng giờ nhưng lãng công.

– Người khôn quản lí trên thành quả. Kẻ dại điểm danh.

– Người khôn giao việc và tin tưởng. Kẻ dại liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.

– Người khôn đánh giá thành công và thất bại. Kẻ dại bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.

– Người khôn biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Kẻ dại bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.

– Người khôn nhân hậu trong mọi công việc. Kẻ dại tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.

– Người khôn im lặng. Kẻ dại nguyền rủa.

– Người khôn trung thực, trung dung. Kẻ dại nịnh nọt, xu thời.

– Người khôn nói ra ý của mình. Kẻ dại nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.

– Khi một lãnh đạo ra đi. Người khôn tưởng nhớ. Kẻ dại chửi rủa.

– Người khôn nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Kẻ dại nhìn vào thành công quá khứ và liên tục nhai lại.

– Người khôn tĩnh lặng. Kẻ dại chạy lăng xăng.

– Người khôn có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Kẻ dại cái gì cũng có vẻ biết.

– Người khôn sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Kẻ dại luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.

– Người khôn tin vào mình. Kẻ dại muốn người khác tôn vinh.

– Khi cho một tí quyền hành. Người khôn tìm giải pháp. Kẻ dại tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.

– Người khôn đề cao sáng tạo. Kẻ dại đề cao sự làm lụng.

– Người khôn biến một công nhân thành nghệ sĩ. Kẻ dại cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.

– Người khôn yêu cuộc sống. Kẻ dại hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.

– Người khôn nhìn vào chính mình. Kẻ dại rình mò người khác và bới móc.

– Người khôn biến việc lớn thành việc nhỏ. Kẻ dại thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.